Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Cỏ trĩ - Ficaire fausse renoncule


Lesser celandine
Ficaire fausse renoncule
Ficaria ranunculoides
Cỏ trĩ
Ranunculus ficaria L.
Renonculaceae
Đại cương :
- Tên khác : herbe au fic, petite éclaire, petite chélidoine, éclairette, petit bassinet, épinard des bucherons, pot-au-beurre, petite scrofulaire, herbe aux hémorroïdes ( cỏ trĩ )
- Lesser celandine ( Ranunculus ficaria, đồng nghĩa với tên Ficaria grandiflora Robert, Ficaria vzerna Huds ) là một giống có sự tăng trưởng yếu, cây không lông láng, sống hằng niên nhờ căn hành, màu xanh lá cây đậm hay nhạt.
Cây cỏ trĩ được tìm thấy khắp nơi trong Âu Châu và Ấ Châu và hiện nay lây lan sang Bắc Mỹ.
Cây cỏ trĩ thích những vùng đất ẫm ướt và ở Anh Quốc, Pháp cây thường được xem như một loài cỏ dại. Hoa màu cam chuyển sang màu vàng tươi khi trưởng thành..
Cây cỏ trĩ được sử dụng từ thời cổ đại như là một phương thuốc chống loét và bệnh trĩ
Ông Thomas Burnet, năm 1672, người đã xác nhận giá trị của cây chống lại bệnh trĩ, sau khi tiếp xúc chữa trị một bệnh nhân. Ông cho uống bière trong đó Ông nghiền lá và rể cây ficiaire và khuyên bảo bệnh nhân đắp ngoài cùng loại cây .
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, đa niên, tạo thành những thảm xanh trong rừng, trong những vùng đất ẫm ướt. Cây phát triển vào mùa thu, tàn vào mùa đông để lại những căn hành sống tiềm sinh ở dưới đất và sẽ tái phát triển vào mùa thu năm sau.
Thân đơn giản phân nhánh, đôi khi mọc lan rộng ra và thẳng đứng ( 30 cm ). Màu hơi trắng, mềm và nằm, hiện diện những nốt mầm non ở những nốt phía dưới.
Rể cây, là bộ phận nằm dưới đất, dể nhận màu vàng nâu nằm phần dưới của thân, phồng lên thành củ ( ficaria = figue ). Một cây có thể có khoảng 30 củ.
, lớn, nguyên và trò hình trái tim, xen kẽ, cuống lá dài xanh, có những rảnh trung bình và mở rộng ở phía dưới, thường có những vết đỏ phiá gần cuống, gắn liền vào thân bởi một « nơ » màu hồng .
Hoa, cô độc, 3 đài và cánh hoa ( 6-12 ), màu vàng, cánh hoa khép lại khi ánh sáng tối yếu và xanh khi hoa héo.
Trái tạo thành bởi nhiều bế quả hình trứng có đỉnh nhọn.
Bộ phận sử dụng :
- Rể Củ mập thịt dạng hình chùy và lá
Thành phần hoá học và dược chất :
Thành phần hóa học chánh :
● Rể cây chứa :
Tinh bột amidon,
▪ và những chất saponosides.
Saponosides triterpéniques :
- rhamnoglucoside của hédéragénine ( như cây thường xuân leo lierre).
- héteroside de l'Hédéragénine
- Protoanemonine
- Acide oléanolique
- alcaloïdes (chélidonine, cholérythrine),
-  huile essentielle,
- saponine (ficarine),
- tanins,
- giàu vitamine C…
- saponides (20%)
- và anémonine,
Cây cỏ trĩ ficaria có chứa những hợp chất trong rể củ như :
- nhưng hợp chất protoanémonine với lượng thay đổi và sẽ biến mất khi xấy khô.
Đặc tính trị liệu :
Cỏ trĩ là một cây độc như tất cả những cây thuộc họ renonculaceae, đặc biệt cho loài động vật ăn cỏ.
Cỏ trĩ được dùng từ xưa đã lâu với mục đích y học để tranh đấu chống :
- bệnh sốt,
- hay bệnh hoại huyết scorbut( giàu chất vitamine C )
- và ngày nay vẫn tiếp tục chữa trị, nhất là những bệnh trĩ.
● Cỏ trĩ có những đặc tính :
- giảm đau analgésique,
- và chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- dịu cảm giác căng rát ở hậu môn,
- giảm phồng căn mạch máu vùng trĩ ở hậu môn,
- làm tan máu décongestionnante,
- và lợi tiểu diurétique,
- và loét ulcères.
- chống phong thấp Antirhumatismaux,
- varices ( trương tĩnh mạch )
● bệnh nặng chân jambes lourdes,
● Cây cỏ trĩ Ficaria đã được dùng từ ngàn năm chữa trị trong :
- những bệnh trĩ hémorroïdes,
- lòi trĩ prolapsus hémorroïdaire ( nếp gắp trĩ xuyên qua cơ vòng hậu môn anneau sphinctérien ),
- viêm vành hậu môn anites hémorroïdaire ( có một cảm giác nặng nơi hậu môn do bị viêm ở những mạch máu và giản nở ).
Cây cỏ trĩ không được khuyến khích cho việc sử dụng bên trong cơ thể, vì trong cây chứa nhiều thành phần độc tố.
Toàn cây cỏ trĩ, bao gồm rể, có đặc tính :
- làm se thắt astringent.
Đồng thời được sử dụng rộng như một đơn thuốc cho :
- những bệnh trĩ piles và được xem gần như là một đặc trưng của cây.
Sự truyền máu bằng một dung dịch trích dược chế có thể dùng bên trong cơ thể  hay biến chế thành thuốc mỡ và dùng bên ngoài.
▪ Cây cỏ trĩ đồng thời cũng được sử dụng bên ngoài cho những tổn thương tầng sinh môn ( gồm những phần mềm bên trong vùng xương chậu khoảng giữa âm môn và hậu môn ) sau khi sinh con.
Nên thận thận khi dùng vì có thể gây ra sự kích ứng đối với những loại da nhạy cảm.
● Cây được thu hoặch vào tháng 3 và tháng 4, người ta phơi khô để sử dụng về sau.
Ứng dụng :
● Cây cỏ trĩ có những đặc tính là :
- thuốc bôi làm nổi đỏ da ( làm cho máu tụ trên bề mặt da, giảm áp xuất bên trong cơ thể ).
- hợp chất vescicatoria( chỉ bất kỳ những chất hay những thuốc có thể làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, gây ra đốm đỏ và nóng. Trong nhiều trường hợp, vescicatorie là chất có thể gây tổn thương da có mụn nước hay không, những véscicatorie của cây có thể là những chất kích ứng, thuốc làm đỏ da do máu gia tăng trên mặt da, chất ăn da, những thuốc trị bệnh).
- và là phương thuốc chữa bệnh ( làm tan máu của cơ quan bên trong bởi áp dụng bên ngoài  trên da ), rất rõ rệt và chánh yếu trong những vấn đề quan trọng.
Trong thời cổ xưa, cây cỏ trĩ đã được sử dụng :
Cây Ficaria, ngày xưa được biết đến như “ dược thảo trĩ ” bởi vì người ta dùng để chữa trị bệnh trĩ hémoroïdes. Có lẻ, do những rể củ có u có nần của cây cỏ trĩ giống như những phần trĩ lòi ra khỏi hậu môn pieux và theo truyền thuyết ghi lại, sự giống nhau này nên thấy “ cỏ trĩ ” có thể chữa được bệnh Piles ( trĩ ).
- chữa trị những bệnh trĩ hémorroïdes,
- và những bệnh lỡ loét ulcères.
- nhưng cây cũng có đặc tính làm se thắt ( giới hạn những sự bài tiết. Đặc biệt là những đặc tính chứa trong những rể củ cây cỏ trĩ.
Nhưng không được thông dụng, lý do là độc tố của một số hóa chất hiện diện trong cây.
● Trong y học truyền thống, sử dụng :
- 0,8 đến 10 g lá cỏ trĩ, chiên trong dầu olive cho một sản phẩm, thoa trên màng tang ( thái dương ), trên cườm tay, trên mắt cá chân, trên bụng dạ dày trẻ em có hiệu quả :
- chống lại đau bụng tiêu chảy,
- và sự co thắt ở trẻ sơ sinh.
- Scharbockskrauttiếng bản xứ Đức ("Scurvyherb"), xuất phát từ việc sử dụng lá đầu của cây cỏ trĩ trong đó có chứa nhiều vitamine C, để :
- ngăn ngừa bệnh còi.
Tại Nga, được bán hầu hết các hiệu thuốc dưới dạng dược thảo khô.
► Dùng trong nội tạng :
( rất thận trọng vì những hóa chất độc chứa trong cây )
▪ Chống những bệnh trĩ ,
▪ và chứng chân nặng (jambes lourdes)
- Đun ngâm infusion : Lấy 15 – 20 gr rể / 1 lít nước, đun sôi trong 1 phút, đoạn ngâm 5 phút, uống 3 lần / ngày.
Người ta có thể phối hợp với phương cách chữa trị bên ngoài cơ thể.
► Dùng ngoài cơ thể :
● Dung dịch nước ép tươi dùng để phết thoa trên lên vùng trĩ.
hay
● Nấu lá đấp lên như thuốc dán nóng.
hay
● Điều chế thuốc cao bằng cách nghiền nát rể tươi thu hoặch trong mùa xuân hay mùa thu với trọng lượng gắp 3 lần lượng mỡ heo. Để trong 5 ngày đoạn đun nóng làm tan chảy ra lọc qua lớp vải mỏng. Bảo quản trong lọ đậy kín.
Thực phẩm và biến chế :
Cây non chứa rất nhiều vitamine C, người ta có thể dùng như salade.
Nhưng sau đó có thể trở nên vị đắng và độc .
Hiệu quả xấu và sự rủi ro :
Những cây cỏ trĩ Ficaria có chứa : anemonina, ( ngoài ra còn có : saponines, và tanins ).
Trạng thái rối loạn có thể : Trường hợp dùng trị trĩ, kích thích những cơ hậu môn và vùng da chung quanh .
● Là những chất rất độc cho động vật và cho người.
Trên thực tế, những động vật ăn cỏ gặm những lá của những cây này rất khó khăn và chỉ ăn sau khi được xấy hoặc phơi khô, khi ấy thì độc tố của những chất độc đã bốc hơi không còn, mặc dù không cảnh giác nhưng cũng không nói là không quá nguy hiễm.
Ngoài ra tránh những con côn trùng hút mật hoa của những họ ranonculaceae, rồi chích vào người gây kích ứng nổi mụn đỏ viêm da. Nếu vào trong miệng có thể gây cơn đau dữ dội và đốt cháy màng nhày trong miệng.
● Không được dùng trong thời kỳ mang thai.
● Không được dùng trong thời gian cho con bú,
● Trường hợp dùng quá liều, đây là một cây độc chất protoanemonine, một chất chát, cay, hăng nếu dùng bên trong cơ thể  có thể :
- gây ra kích ứng ngứa.
Nước ép của cây tươi ( ngoại trừ những lá non ), gây ra :
- cảm gíác nóng trong cổ họng, đốt cháy trong miệng,
- viêm nặng hệ dạ dày ruột,
- tiêu chảy,
- thậm chí nôn mửa.
Những loài có thể nói độc nhiều là những renoncule scélérate mọc ở đầm ao và renoncule thora mọc trên những tảng đá vôi.


Nguyễn thanh Vân

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá