Địa hoàng - Sinh địa
sheng di huang
Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Steud.
Scrophulariacae
Phrymaceae
Đại cương :
Địa hoàng là rể của cây Rehmannia glutinosa, cây này gọi là Huang Di Trung Hoa, thường được sử dụng trong dược thảo Trung Quốc, nơi đây Đia Hoàng là một cây cỏ bổ rất phổ biến nhất trong quần chúng và được xem như một trong 50 dược thảo căn bản trong y học Phương Đông. Rể là bộ phận chánh được sử dụng và nó có thể chế biến theo những phương cách khác nhau như :
- dùng tươi hay xấy khô tên gọi là Sheng Di Hoang gọi là Sinh địa.
- sơ chế bằng phương pháp đặc biệt tùy theo nhà chuyên môn thực hiện gọi là Shu Di Huang hay là Thục địa.
Không giống như thục địa Shu di huang, được chế biến và nấu chín, Sinh địa sheng di huang để sống không chế hóa. Hương vị đắng xem như một thực vật trường thọ, Di huang hay Địa hoàng chủ yếu làm mát máu .
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Địa hoàng rehmannia là một cây sống lâu năm, thân thảo, có lông bao phủ, toàn cây có màu xám tro hơi trắng, phân nhánh ở dưới gốc. Cây cao khoảng 20 đến 40 cm. Thân rể phù to thành củ, lớn, có vị hơi ngọt, lúc đầu mọc thẳng sau đâm ngang, đường kính của thân củ từ 1 đến 4 cm.
Lá, hầu hết những lá mọc chụm kết hợp thành như dạng hoa hồng ở dưới gốc cây, mọc đối ờ đốt thân, có lông, thường màu đỏ nhạt ở mặt dưới lá. Phiến lá hình trứng ngược tức đầu to ở ngoài đầu nhỏ ở trong, dài 3 đến 15 cm, rộng 1 đến 6 cm, mép lá có răng cưa tù không đều nhau. Phiến lá không phẳng có nhiều nếp nhăn và nhiều gân ở mặt dưới.
Hoa, màu tím, mọc thành chùm ở ngọn thân, đầu cành. Hoa hình chuông cánh hoa dài 3-4 cm, màu tím sẫm, mặt trong hơi vàng và có vân tím, uống cong, đầu khía 5 cánh giống như hình môi. Tiểu nhụy 4 ( 2 lớn 2 nhỏ ) không thò ra.
Quả, nang hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ hình trứng, màu nâu nhạt. Rất hiếm thấy quả.
Bộ phận sử dụng :
Thân rể.
Trong y học truyền thống phương đông thân rể địa hoàng sử dụng và biến chế rất phức tạp hoặc dùng sống hoặc dùng nấu chín, nấu chín không đơn giản phải qua nhiều giai đoạn gọi là “ cửu chưng cửu sái ”. Tùy theo dạng dùng mà có tên khác nhau như:
- Sanh địa, dạng thô, tươi sống, phơi khô, màu xám .
- Thục địa, dạng được chế hoá nấu chín, màu đen xẫm .
● Sanh địa, Sheng di huang, sau khi thu hoặch thân rể, được cấu tạo bởi rể thô, rửa sạch, dùng tươi hơặc phơi trong 6 hay 7 ngày cho khô đều, bảo quản .
● Thục địa Shu di huang, đây là địa hoàng rehmannia được chế hóa từ rể thô khô đã nấu chín bằng hơi nước biến thành màu đen sau đó sấy khô bảo quản.
▪ Trong đông y, thục địa được bào chế qua nhiều giai đoạn :
Phương cách 1:
- Chọn thứ sanh địa tốt, to, dùng rượu ” Sa nhân ” tức cây Dương xuân sa Amomum vilosum Lour. hay cây Súc sa Amomum xanthoïdes Wail ( 700 g Sa nhân trong 100 lít rượu ).
- Tẩm 1 đêm, xếp vào nồi sành hấp ( hơi nước ) cho thật kỷ khoảng ngày đêm, đem ra phơi nắng. Rồi lập lại tẩm, hấp, phơi nắng như trên 9 lần là được « được gọi là cửu ( 9 ) chưng cửu (9 ) xái » ( theo sách sách trung hoa Lôi Công Bào Chính Luận ).
Phương cách 2 :
- Lấy 10 kg Sanh địa, rửa sạch, để cho ráo nước.
- Lấy 5 lít nước cho vào bột Sa nhân, nấu cho cạn còn 4,5 lít. Lấy nước Sa nhân tẩm củ Sanh địa rồi xếp vào thùng men hay khạp, nấu trực tiếp với nước Sa nhân còn lại sau khi nấu sắc.
( Có thể thêm 100 g gừng tươi giả nhỏ và cho nước sôi cho ngập các củ Sanh địa trong vòng 2 ngày đêm cho chín, nước cạn đến đâu thêm nước sôi đến mực nước cũ lúc ban đầu, nấu cho kỹ. ( Nấu không đúng kỹ thuật sau này có nấu lại cũng không mềm được, khi nấu phải luôn đảo, lần cuối cùng “ sau 2 ngày đêm ” thì để cho cạn đến ½ mực nước ban đầu ).
- Vớt củ Sanh địa ra, phơi, để ráo nước, lấy nước nấu cứ 1ít nước thêm 1 lít rượu, tẩm, bóp rồi hấp trong 3 giờ, rồi đem phơi ráo. Lập đi lập lại tẩm, hấp, phơi 9 lần. Thu được một sản phẩm tốt nhất. ( theo Phương pháp bào chế Y học Đông dược Tuệ Tĩnh ).
Phương cách 3 :
Củ Địa hoàng lấy về ngâm nước, cạo rửa sạch đất. Lấy những mảnh vụn nát nấu lấy nước, nước nấu này tẩm những củ tốt được chọn lọc rồi đem hấp, hấp xong lại phơi, phơi khô lại tẩm hấp, như thế tính 9 lần. Màu thục địa trở nên đen nhánh là được. Khi nấu tuyệt đối không dnùg vật liệu bằng kim loại như nồi đồng, nhôm ....
Tùy từng nơi mà người ta áp dụng những cách chế biến khác nhau, có thể dùng rượu nấu, dùng nước gừng ngâm, nấu tiếp tục cho đến khi thấy sản phẩm có màu thục đen, nên gọi là “ thục địa ”.
Do cách chế biến mà đặc tính y dược của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Theo các nhà nghiên cứu Nhật bản và Triều tiên, trong Sanh địa có các chất :
- Manit (C6H8(OH)6),
- rehmanin là một glucoside,
- glucoza
- và ít caroten.
● Các tác giả Trung quốc cho rằng trong Sanh địa có :
- alcaloïdes.
● Một số thành phần hóa học bao gồm :
- iridoids,
- glycosides,
- cyclopentanoid monoterpenes,
- và norcarotenoids,
Đã được báo cáo ly trích từ rể của địa hoàng Rehmannia gluticasa .
● Trích xuất từ rể khô Rehmania gluticasa hay Địa hoàng chứa những chất :
- acides béo acides gras,
- acide palmitique,
- le bêta-sitostérol,
- daucosterol,
- cérébroside cyclique de soufre,
- dammelittoside,
- melittoside,
- rehmaglitin,
- alpha-galactosidase
- và beta-glucosidase,
- các dẫn xuất bis-furanne đã được phân lập
Rể này còn có :
- rehmapicroside,
- norcarotenoids,
- 2-formyl-5-hydroxy-methylfurane,
- iridoïde rehmaglutin D,
- glycosides iridoïdes,
- và alcool phényléthylique glycosides.
Đặc tính trị liệu :
► Theo Y học cổ truyền:
● Sanh địa
▪ Sanh địa có vị :
- ngọt hơi đắng,
- tính hàn
▪ Quy vào 4 kinh :
- Kinh Tâm : Thủ thiếu âm tâm kinh, Thủ quyết âm Tâm bào kinh.
- Kinh Can : Túc quyết âm can kinh
- Kinh Thận : Túc thiếu âm thận kinh
và Kinh Tiểu trường : Thủ thái dương tiểu trường kinh.
▪ Tác dụng :
Sanh địa có tác dụng :
- thanh nhiệt,
- mát máu,
- ức chế đường máu diabétique,
- lợi tiểu diurétique,
- mạnh tim,
Nên thường được dùng trong các bệnh :
- thiếu máu anémie,
- suy nhược ,
- tiểu đường diabétique,
- xuất huyết hémorragie,
- rong kinh ménorragie .
Theo Dược điển Đông y, ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác do lương y kê đơn.
● Thuc đia
▪ Thục địa có vị : Tùy theo bản bản thảo y học truyền thống mà có khác nhau :
- vị ngọt,
- tính hàn (Bản Kinh).
- vị đắng, không độc (Biệt Lục).
- Vị hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo).
- Vị ngọt, tính hơi ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
▪ Quy vào những kinh mạch :
Vào kinh theo bản dịch Thang dịch bản thảo :
- Thủ Thiếu âm Tâm kinh,
- Túc Thiếu âm Thận kinh,
- Thủ Quyết âm Tâm bào kinh,
- Túc Quyết âm Can kinh.
Vào kinh theo Lôi công Bào chế Dược tính giải :
- Kinh Tâm : Túc quyết âm tâm bào kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh.
- Kinh Can : Túc quyết âm can kinh.
- Kinh Tỳ : Túc thái âm tỳ kinh Tỳ,
- Kinh Phế : Thủ thái âm phế kinh .
Vào 3 kinh âm ở chân theo bản thảo Tùng Tân (Tỳ Thận Can) :
- Túc thái âm Tỳ kinh,
- Túc tiếu âm Thận kinh,
- Túc quyết âm Can kinh (Bản Thảo Tùng Tân).
Vào kinh theo Trung dược Đại từ điển :
- Kinh Can : Túc quyết âm can kinh
- Kinh Thận : Túc tiểu âm Thận kinh .
▪ Tác dụng :
Thục địa có tác dụng :
- tư âm,
- dưỡng huyết,
- bổ thận,
- sáng mắt,
- thính tai,
- đen râu tóc (tư dưỡng),
- làm cường tráng cơ thể,
- người lao tâm khổ tứ lo nghĩ,
- hoại huyết.
Theo bản thảo Kinh sơ, thục địa chủ yếu bổ thận là một loại thuốc tố để ích âm huyết.
► Thuốc bổ Đông y thường được chia 4 loại chính : - thuốc bổ khí,
- thuốc bổ huyết,
- thuốc bổ âm
- và thuốc bổ dương.
● Những vị thuốc bổ thông dụng nhất thuộc 4 loại bổ nói trên là :
▪ Thuốc bổ khí:
- Nhân sâm,
- đẳng sâm,
- tây dương sâm (sâm Hoa Kỳ),
- hoàng kỳ,
- bạch truật,
- sơn dược (củ mài),
- đại táo (táo tàu)...
▪ Thuốc bổ huyết:
- Đương quy,
- thục địa,
- a giao,
- hà thủ ô,
- tang thầm (trái dâu tằm),
- long nhãn nhục...
▪ Thuốc bổ âm :
- Sa sâm,
- ngọc trúc,
- mạch đông,
- bách hợp,
- câu kỷ tử,
- hắc chi ma (vừng đen)...
▪ Thuốc bổ dương:
- Lộc nhung,
- đông trùng hạ thảo,
- cửu thái tử (hạt hẹ),
- cáp giới (tắc kè),
- đỗ trọng,
- hạch đào nhục...
► Những sử dụng trị liệu và lợi ích của Địa hoàng Rehmannia gluticosa :
● Rehmannia là một dược thảo quan trọng trong y học Trung hoa để chữa trị :
- những rối loạn thuộc về thận,
- và tuyến thượng thận glandes surrénales.
- và gan foie
- và thường được tìm thấy trong những công thức thuốc bổ năng lượng được sử dụng để chống lại những chứng mệt mãn tính.
● Địa hoàng cũng xuất hiện để chống lại sự ức chế tuyến thượng thận gây ra bởi :
- kích thích tố nội tiết hormones stéroïdes,
- và có một tác dụng bổ dưởng trên vỏ thượng thận tương tự như của cây cam thảo.
● Địa hoàng Rehmannia có thể dùng trong chữa trị :
- bệnh tự động miễn nhiễm của tuyến thượng thận.
- và tuyến giáp trạng thyroïde.
- hạ huyết áp động mạch,
- và cãi thiện sự lưu thông máu lên não.
▪ Địa hoàng có tác dụng “ giảm ức chế ” tính miễn dịch như loại corticoïde nhưng không làm ức chế hay giàm thể tích tuyến thượng thận.
▪ Nghiên cứu cho thấy sinh địa và thục địa làm giảm tác dụng ức chế chức năng của tuyến vỏ thượng thận của corticoïde.
▪ Một tính năng của địa hoàng Rehmania là ở trong một nhóm nhỏ dược thảo được dùng trong những bệnh “ tự miễn nhiễm ” như là :
- bệnh lang sang hắc lào lupus,
- đau đa khớp phong thấp polyarthrite rhumatoïde,
- đau xơ cơ fibromyalgie
Rehmannia dùng để chống lại những triệu chứng và tiến triển của những căn bệnh này.
● Địa hoàng Rehmannia cũng cản trở sự phân hủy của các sản phẩm cortisone trong cơ thể, để kéo dài hiệu lực của những thuốc dùng.
● Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân bị phải chứng đa viêm khớp phong thấp đã được chữa trị với địa hoàng và thí nghiệm này cho kết quả tốt, nhất là :
- một sự giảm đau những khớp xương douleurs articulaires,
- giảm sưng gonflement
- và gia tăng hoạt động của những khớp xương.
● Bệnh phù thủng nhẹ phát triển trong một tĩ lệ nhỏ ở bệnh nhân, dường như là do một phản ứng gây ra bởi những kích thích tố vỏ thượng thận.
● Địa hoàng rehmannia trông đầy hứa hẹn trong sự điều trị :
- bệnh thiếu máu hay bần huyết anémie aplasique,
- giảm thiểu những tác dụng phụ của hóa trị liệu pháp.
- và phản ứng phụ của thuốc thuốc chống lại bệnh HIV .
- chữa lành bệnh lở chóc cứng eczéma obstiné ( da khô ),
- làm giảm đau bệnh ung thư phổi
- hay ung thư xương
- hoặc dạng đĩa lồi nhô ra saillie du disque,
- và giúp cải thiện tình trạng viêm thận néphropathie lupique ( inflammation des reins )
- và loại 2 của bệnh tiểu đường với chất béo trong máu gia tăng hyperlipidémie ( nồng độ cholestérol cao ).
● Trong y học truyền thống Trung hoa, một trong những sử dụng truyền thống của những đơn thuốc mà căn bản là rể địa hoàng đã được chữa trị :
- mất thính lực perte auditive, cũng như :
- chứng ù tai acouphène ( do những tiếng kêu, tiếng vo ve trong lổ tai ).
● Ngoài ra, địa hoàng rehmannia còn là một thảo mộc hữu ích cho :
- việc phân tán nhiệt lượng của cơ thể,
do đó giảm bớt các triệu chứng như :
- sốt fièvre,
- và đổ mồ hôi ban đêm .
● Trong địa hoàng hoạt chất chánh là :
- chất glycosides iridoïdes.
- chất catalpol là những chất đầu tiên được phân lập từ địa hoàng rehmannia, và dường như chức năng chánh yếu là :
- kích thích sự sản xuất những kích thích tố nội tiết vỏ thượng thận corticosurrénales.
▪ Kích thích tố ( hormones ) này có tác dụng :
- chống viêm sưng anti-inflammatoires
và giải thích sự sử dụng địa hoàng rehamannia trong chữa trị :
- bệnh suyễn asthme,
- những bệnh về da,
- và bệnh viêm khớp arthrite.
▪ Catapol cũng được dùng để :
- gia tăng sản xuất :
- kích thích tố sinh dục hormones sexuelles
● Và trong y học truyền thống Trung hoa, địa hoàng rehmannia được quy định để chữa trị :
- những bệnh thời kỳ mãn kinh ménopause,
- bệnh bất lực impuissance,
- chứng rụng tóc alopécie.
- và những bệnh do sự thiếu hụt kích thích tố nội tiết déficits hormonaux.
- bệnh nổi mề đay “ phát ban ” urticaire .
- và viêm thận mãn tính néphrite chronique ( inflammation des reins) trong những nghiên cứu của Trung hoa.
Địa hoàng Rehmannia cũng có thể dùng để ngăn ngừa :
- những hiệu quả giảm thiểu chất corticostéroïdes (stéroïdes) của thuốc.
► Tác dụng của địa hoàng rehmannia gluticosa :
Địa hoàng Rehmannia thường được sử dụng trong những bệnh viện phía Đông và được gọi là Di Huang hay là “ Đất vàng ” dùng đề :
- tái tạo lại sinh khí bổ sung sức sống force vitale,
- chữa trị bệnh tiểu đường,
- bệnh táo bón constipation,
- vấn đề đường tiểu,
- bệnh thiếu máu anémie,
- chóng mặt étourdissements,
- và điều hòa kinh nguyệt flux menstruel.
Địa hoàng rehmannia bảo vệ cho :
- gan foie
- và giúp đở ngăn ngừa sự suy giảm trử lượng glycogène, lợi ích cho chứng bệnh đường thấp hypoglycémie.
- Địa hoàng tác dụng chống nấm và được dùng cho nấm Candida.
Địa hoàng có thể hạ :
- đường máu glycémie .
- và góp phần trong việc giảm huyết áp động mạch, gia tăng lưu lượng máu lưu thông lên não.
- một đơn thuốc bổ máu,
- và lợi tiểu diurétique.
Địa hoàng giúp tăng cường :
- cho xương và những mô có thể cãi thiện khả năng sinh sản fertilité.
● Trong y học truyền thống Trung hoa dùng cam thảo để chữa trị gan. Địa hoàng rehmannia giúp phân tán năng lượng từ cơ thể, giảm bớt đổ mồ hôi ban đêm và sốt.
► Chức năng và sử dụng lâm sàng :
▪ Thuốc bổ máu : được dùng cho những loại bệnh nhân thiếu máu với những triệu chứng :
- mặt xanh xao,
- thường hay chóng mặt étourdissements,
- ngực đập mạnh palpitations,
- và mất ngủ insomnie.
▪ Nuôi dưởng âm Yin (âm) : dùng cho Yin của thận không đủ, thiếu, với những biểu hiện như là :
- đổ mồ hôi ban đêm sueurs nocturnes,
- khí thải ban đêm émissions nocturnes,
- hội chứng “ xương bốc hơi ” “ os à la vapeur ”,
- và hội chứng “ Wasting và Assoiffé ”.
▪ Những đơn thuốc bào chế căn bản địa hoàng được xem như :
Một thuốc bổ kích thích quan trọng hay là một đơn thuốc dùng để :
- khôi phục lại sự thiếu hụt tất cả những mô hình thiếu hụt âm yin.
▪ Địa hoàng , đặc biệt có lợi ích cho phụ nữ bởi vì có hiệu quả trong sự chữa trị :
- những triệu chứng như kinh nguyệt không đều,
- Xuát huyết tử cung saignements utérins,
- Xuát huyết tử cung saignements utérins,
- rong kinh ( kinh nguyệt quá nhiều ).
- và xuất huyết sau khi sanh hémorragie post-partum ( chảy máu nhiều sau khi sanh ).
● Liệt kê những bệnh được sử dụng với Địa hoàng - Sinh địa và Thục địa :
► Rể tươi Rehmannia (Xian Huang Di) được gọi Địa hoàng. ▪ Chức năng tươi cũng áp dụng cho sinh địa chưa chế hóa nấu chín :
- máu lạnh fonctionne sang-froid,
- tản nhiệt chasser la chaleur,
- tạo nước bọt apporte salive.
▪ Chủ yếu chữa trị :
Rehmannia địa hoàng được sử dụng một số lớn bệnh, bao gồm :
- nổi chẩn, ung mủ của những bệnh nhiễm.
- và xuất huyết nguyên nhân bệnh lý do nhiệt.
- sự thiếu âm Yin và những bệnh mãn tính,
- nhiệt chaleur
- tinh thần mệt mõi, lơ đảng,
- và nôn ra máu hématémèse,
- ho ra máu hémoptysie,
- tiểu ra máu sang urine,
- xuất huyết hémorragie,
- những trường hợp chảy máu saignements,
- cầm máu hémostatique,
- giảm khát,
- giải nhiệt fébrifuge,
- chống viêm anti-inflammatoire
- huyết áp cao hypotenseur
- kháng khuẩn antifungal,
- kháng khuẩn antibactériennes,
- kháng sinh antiseptiques,
- thuốc bổ tim cardiotonique,
- một dược thảo bổ máu.
- cholestérol thấp hypocholesterolemic,
- lợi tiểu diurétique,
- nhuận trường laxative,
- bệnh táo bón constipation,
- cường tim,
- bảo vệ gan hépatique protecteur,
- chống phóng xạ,
- tim cardiaque,
- hạ đường máu hypoglycémique
- làm se thắt lợi ích để làm ngưng chảy máu.
- tăng cường cho các mô và xương.
- cùng lúc gia tăng khả năng sinh sản fertilité,
- và ham muốn tình dục libido
- bệnh thiếu máu anémie,
- ung thư cancer,
- bệnh ho toux,
- bệnh sốt fièvre,
- và chứng bệnh xuất tinh quá sớm éjaculation précoce.
Những rể của địa hoàng cây trồng thu hoặch vào mùa thu hoặc đầu mùa đông. Những cây mọc hoang dại được thu hoặch vào đầu mùa xuân.
Và người ta có thể sử dụng tươi, xấy khô hay chế hóa.
► Rể khô gọi ( Sheng Di Huang, Sheng Di) được gọi Sinh địa.
- dưởng âm Yin
- lợi ích cho máu,
- nhiệt,
- và máu lạnh,
- tạo ẩm.
▪ Chủ yếu chữa trị :
- xuất huyết do sự thiếu máu .
- và nuôi dưởng sinh khí bản thể.
- nhiệt ở máu chaleur du sang,
- nôn ra máu hématémèse,
- tiểu ra máu sang urine ,
- rối loạn kinh nguyệt troubles menstruels,
- tổn thương âm Yin
- và táo bón constipation.
▪ Trong y học truyền thống của Trung hoa, thì rể của địa hoàng “ không chế biến ” Sanh địa được sử dụng cho :
- thúc đẩy việc sản xuất các dịch thể trong cơ thể fluide corporel.
- những bệnh sốt,
- nổi phát ở da gọi bì chẩn éruptions cutanées
- và chảy máu cam saignements de nez.
▪ Dược thảo liệu pháp phương Tây, địa hoàng Rehmannia được xem như :
- một thuốc bổ cho thượng thận tonique des surrénales,
- và người ta nghĩ rằng có sự hỗ trợ cho những tế bào vỏ thượng thận cortex surrénalien
- và của nảo thùy hypophyse trong những thời gian căng thẳng kéo dài.
▪ Trái ngược với cam thảo réglisse ( cũng là một thuốc bổ của tuyến thượng thận surrénales), địa hoàng rehmannia có thể sử dụng trên bệnh nhân bị phải bệnh :
- huyết áp cao hypertension (áp suất động mạch tăng cao ).
► Rể chế biến Rehmannia (Shu Di Huang Shu Di.) hay Thục địa
- dưởng âm Yin
- lợi ích cho thận rein avantage,
- bổ máu tonifier le sang
- và ổn định tinh thần ajuster spirit.
▪ Chủ yếu chữa trị :
- bệnh mất máu,
- thiếu âm Yin
- đau thắc lưng ( phía dưới lưng ) do yếu thận vì làm việc quá sức surmenage ( địa hoàng tái tạo bổ sung dưởng chất, sinh khí cho thận reins ).
- thận yếu reins faibles
- và thuốc bổ cho tụy tạng lá lách rat,
- và dạ dày estomac
- yếu và đổ mồ hôi ban đêm sueurs nocturnes,
- ho toux
- bệnh tiểu đường diabète,
- tiểu tiện không kiểm soát incontinence urinaire,
- bệnh điếc surdité,
- hay chứng thiếu máu anémie,
- chóng mặt vertiges,
- và di tinh mộng tinh spermatorrhée,
- và điều hòa đường kinh nguyệt flux menstruel.
- xuất huyết kinh nguyệt saignements menstruels,
- rối loạn đường kinh nguyệt troubles menstruels,
- xuất huyết tử cung hémorragie utérine,
- ngưng xuất huyết,
- chứng chóng mặt étourdissements
- và trống ngực đập do thiếu máu,
- sốt mãn tính từng cơn.
- miệng khô sécheresse de la bouche,
- và thải khí ban đêm émissions nocturnes.
- quay mòng tourbillon
- và ù tai acouphènes,
- đau đầu gối,
- khát soif, …v…v…
► Bột của địa hoàng ( sinh địa ) đã được sử dụng :
- gia tăng năng lượng augmenter l'énergie.
Địa hoàng có nguồn gốc tại Trung hoa và Đại hàn. Truyền thống, rể được sử dụng để :
- tái tạo sinh khí của sự sống.
- tăng cường hổ trợ gan, thận và tim.
Và để chữa trị một số bệnh khác nhau như :
- bệnh tiểu đường diabète,
- bệnh thiếu máu anémie,
- và những vấn đề về đường tiểu.
Thảo mộc này đôi khi cũng được bao gồm trong những sản phẩm tăng cường tình dục.
► Tác dụng Địa hoàng rehmannia ( thục địa Shu di huang ) đối với phụ nữ thời kỳ “ tiền kinh nguyệt ” :
1. Chất Iridoïdes
Rehmannia glutinosa chế biến “ thục địa ” chứa một lượng cao chất iridoïdes, góp phần vào :
- tăng cường hệ thống miễn nhiễm để bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của những vi trùng và những siêu vi trùng, giảm những nguy cơ :
- viêm inflammation
- và nhiễm trùng infection,
- bao gồm cả hệ thống sinh sản của phụ nữ,
- cũng giúp giảm co thắt bắp cơ dẫn đến giảm đau, giảm chuột rút trong thời kỳ “ tiền kinh nguyệt ” .
2. Khả năng giữ nước và tăng trọng lượng :
Là một vị thuốc :
- bổ cho thận tonique du rein,
- giúp gia tăng chức năng của thận trong sự bài tiết nước tiểu,
- do đó giảm nguy cơ giữ nước trong những mô tế bào trong cơ thể, đây là nguyên nhân của sự gia tăng trọng lượng .
3. Acide aminé thiết yếu :
Địa hoàng Rehmannia glutinosa hay shu di huang ( thục dia ) cũng chứa nhiều loại acides aminés, cần thiết cho cơ thể chuyển đổi những chất đạm protéines và những đường glucides thành chất béo kết quả trong việc giảm nguy cơ căng thẳng thần kinh, như :
- lo âu anxiété,
- trầm cảm dépression,
- căn thẳng cảm xúc stress émotionnel và thể chất physique .
4. Đường Saccharides hay hydrates de carbone
Saccharides hay hydrates de carbone hiện diện trong địa hoàng rehmannia glutinosa hay thục địa shu di huang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm việc của hệ thống miễn nhiễm và hệ thống sinh sản, sanh địa hay thục địa đồng thời cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày của cơ thể, kết quả làm giảm bớt nguy cơ của sự mệt mõi và nhất là mệt mõi đối với những người đàn bà trong thời kỳ tiền kinh nguyệt .
Hiệu quả xấu và rủi ro :
► Thận trọng và chống chĩ định :
Những bệnh nhân dùng rehmannia sanh địa hay thục địa cần phẩn chú trọng đến biện pháp phòng ngừa những hiệu quả ngoài ý muốn :
Đặc biệt, những phụ nữ dùng những đơn thuốc căn bản địa hoàng, sanh địa hay thục địa, trong thời kỳ có thai hoặc cho con bú không nên dùng.
▪ Sự sử dụng quá mức, lạm dụng có thể đưa đến :
- một sự đầy căn bụng distension abdominale
- và phân lỏng mềm.
▪ Tác dụng phụ của Địa hoàng :
- nguyên nhân chóng mặt và trống ngực tim đập mạnh ở một vài người.
- có thể nguyên nhân của sự tiêu chảy,
- mất khẩu vị bữa ăn hoặc khó chịu ở dạ dày.
● Độc tính : Tác dụng phụ đã được quan sát với Rể Rehmannia đã biến chế “ Shu di huang Thục địa ” là :
- được xem là nhẹ lành tính bénignes
- và có thể bao gồm tiêu chảy,
- đau bụng douleurs abdominales,
- chóng mặt vertiges,
- thiếu năng lượng manque d'énergie,
- và trống ngực đập palpitations.
Những triệu chứng này thông thường sẽ biến mất khi tiếp tục dùng thảo dược này.
Ứng dụng :
► Ứng dụng lâm sàng : Chữa những chứng bệnh này, đối với y học truyến thống cần thiết phối hợp và hổ trợ bởi những vi khác. Vấn đề này cần tham khảo bởi những tài liệu đơn thuốc phối hợp và những vị lương y.
1.Trị các bệnh cấp tính:
- sốt cao, khát nước, miệng khô, lưỡi đỏ thẫm để thanh nhiệt, lương huyết, tư âm,
2.Trị các bệnh sốt, phát ban hoặc sốt xuất huyết: (do nhiệt lộng hành sinh ra chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu tiểu có máu .)
3.Trị bệnh ngoài da do huyết nhiệt:
- như chàm lở,
- nấm nhiễm trùng,
- ngứa urticaire
4.Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục: bệnh mãn tính, sốt kéo dài như :
- lao,
- bệnh chất tạo keo,
- viêm đa khớp dạng thấp,
- ung thư .
Có hội chứng âm hư, nội nhiệt (sốt âm ỉ, da khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng, mạch tế sác .
5.Trị bệnh tiểu đường
► Chú ý lúc dùng thuốc:
▪ Củ sanh địa mới đào lên là Sanh địa tươi, vùi vào cát ẩm có thể để dành 2 - 3 tháng. Tính chất Sanh địa khô và Sanh địa tươi cơ bản giống nhau nhưng sinh địa tươi hàn lương hơn nên sinh tân chỉ khát mạnh hơn nhưng tác dụng bổ âm kém hơn.
▪ Địa hoàng là Sinh địa tươi rửa sạch sao khô, nếu qua bào chế nhiều lần chưng phơi sẽ thành Thục địa có tác dụng bổ âm huyết.
▪ Không dùng Sanh địa trong các trường hợp:
- Tỳ hư thấp,
- tiêu chảy,
- bụng đầy,
- dương hư.
▪ Trường hợp dương hư ( hư hàn) dùng Thục địa không dùng Sinh địa,
▪ Trường hợp có sốt dùng Sinh địa không dùng Thục địa.
▪ Nếu cần thanh nhiệt mà cơ thể hư thì Sinh địa
▪ Lúc dùng Sinh địa, để làm giảm bớt tính nê trệ của thuốc, bớt ảnh hưởng đến tiêu hóa nên phối hợp với thuốc hành khí tiêu thực .
► Theo y học phương Đông sinh địa được coi là thần dược.
Trong bài thuốc Tứ vật, đại bổ huyết:
- Thục địa là một trong bốn vị thuốc chính.
- Sinh địa trị huyết nhiệt
nên sách cổ đều có chung nhận xét về tính dược như sau :
▪ “ Năng lực của sinh địa là :
- bổ chân âm,
- lương huyết nhiệt,
- là vị thuốc bổ dưỡng,
- cường tráng,
- trị cảm,
- tiêu khát ”.
Qua kinh nghiệm nhiều thế hệ và với những công trình khoa học gần đây tác dụng :
- ức chế đường huyết,
- lợi tiểu của sinh địa đã được dùng trong bệnh đường niệu (tiểu đường),
- suy nhược cơ thể.
▪ Thục địa thì :
- bổ tinh tủy,
- nuôi can thận,
- sáng tai mắt,
- đen râu tóc là thuốc tư dưỡng,
- hỗ trợ những người 'lao tâm,
- khổ tứ' lo nghĩ quá nhiều hại huyết,
- suy nhược sinh khí.
Dùng sinh địa dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác.
Nguyễn thanh Vân
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá