Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Trường xuân bò - Lierre grimpant

Lierre grimpant
Trường xuân bò
Hedera helix L.
Araliaceae
Đại cương :
Lierre là một dây leo bò rất được phổ biến khắp mọi nơi, thuộc họ Araliaceae, trường xuân bó hay lierre có khả năng bám vào những cây khác hay bám vào tường bởi những rể « crampons » như gai đinh bám sâu vào đài vật.
Lierre không phải là loài ký sinh nhưng vẫn có thể làm nghẹt thở những cây mà chúng dùng để chống chịu. Những nhánh đôi khi có thể đạt tới 20 m, mang những lá thường màu xanh đen, bóng, thường có những gân màu nhạt hơn và có đặc tính lưỡng hình dimorphisme : những lá của những nhánh bất thụ dạng hình chân vịt 3 đến 5 thùy, lá của những nhánh mang hoa có hình trái tim hay hình ellip. Tinh chất, được thành lập ở những lá chân vịt palmatilobées của những nhánh bất thụ, bắt nguồn chủ yếu ở các quốc gia Đông Âu.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây leo bò sống lâu năm, có nguồn gốc ở Âu Châu và Á Châu, ngày nay cây trường xuân bò lierre grimpant nhập tịch ở khắp mọi nơi,  bao gồm Bắc mỹ. Trong tình trạng hoang dại, lierre thích các khu rừng ẫm nơi leo bám trên những thân cây lớn để tiếp cận với ánh sáng.
Mô tả thực vật :
Là một cây dây leo, nguyên thủy có lẽ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Đây là một trong những cây dây leo mà người ta tìm thấy ở Âu Châu và các nước Tiểu Á ( như loài cây clématite, houblon hay chèvrefeuille ) hình thành những cây cứng ngấm chất mộc cứng, bò trường hay leo, có độ lớn vô định ( nó có thể đạt đến 20 hay 30 m dài và leo cao 25 m ), gắn vào những cây và những bức tường bởi những rể hình thành như gai đinh.
thường luôn xanh, bóng như da, có 2 dạng lá khác nhau tùy theo chức năng của nhánh, người ta gọi là lá lưỡng hình dimorphisme hay dị diệp hình hétérophilla :
▪ Lá có thùy, ở thân, có gân lá màu trắng như cái quạt, hay hình chân vịt, 5 thùy, sâu ít hay nhiều (đôi khi 3 thùy ), ở những nhánh không thụ tức nhánh không cho ra hoa.
▪ Lá nguyên, không phân thành thùy, dạng hình thoi hay dạng mũi mác trên những nhánh thụ, nhánh cho ra hoa, có khuynh hướng tìm ánh sáng.
Lá mọc cách, phiến lá hơi cứng dai, màu xanh lá cây đậm hay màu trắng nhạt, viền cạnh sắc bén.
Những lá thường rơi rụng vào năm thứ sáu của cây.
Nhánh, dây leo, bò và một phần có những lông màu xám hình sao 5-6 tia. Những lông sao này nằm xen với những gai đinh nên đôi khi rất khó để loại bỏ chúng bằng tay không, những rể này được biến đổi thành những hấp khẩu để bám vào đài vật  ( như vách tường, đại mộc, tiểu mộc ). Những rể biến đổi này không một chức năng nào để hấp thu : lierres không phải là một thực vật ký sinh ( khác với những cây chùm gởi ), và chúng được nuôi dưởng để tăng trưởng duy nhất nhờ hệ thống những rể ở dưới đất.
Hoa, màu vàng nhạt, mang 5 cánh hoa. Hoa tập hợp lại thành tán tụ kết lại thành chùm ở đầu nhánh. Phát hoa thành lập vào tháng 9 tháng 10, và đậu quả vào khoảng cuối mùa đông đầu mùa xuân.
Lierres hiện diện như vậy, chu kỳ khí hậu trái ngược so với cây mà chúng dùng làm đài vật để bám vào. Đây là những cây cho ra hoa cuối mùa trổ hoa của thực vật thông thường ( cuối xuân ), cung cấp phấn hoa cho những loài ong.
Một loài ong đặc biệt đơn độc đến với lierres là Colletes hederae có nghĩa chữ là loài ong sử dụng phấn hoa lierres.
Quả nạt, những quả trường xuân bò là những trái nạt ( 8-10 mm ) màu xanh tím hợp thành chùm. Trái độc đối với người nhưng đóng một vai trò cơ bản cho các loài chim vào cuối mùa đông.
Sinh học lierres :
Lierres rất đề kháng với độ lạnh, với sự thoát nước, nhất là nhờ những lá có lớp biểu bì tẫm mặt ngoài một lớp sáp, cây hoạt động ( quang tổng hợp, sản xuất phấn hoa, sự thụ phấn, sản xuất trái ) vào mùa thu và mùa đông, trong khi những lá rậm rạp bảo vệ cây chủ trong giai đoạn nghĩ ngơi.
Vào tháng 6, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng đầy đủ, lierres leo ở giữa giai đoạn nghĩ ngơi và rụng lá, sự phân hủy nhanh chóng phóng thích những nguyên tố khoáng được đồng hóa bởi những cây khác trong rừng.
Trong tháng 10, khi cây chủ của lierres vào giai đoạn nghĩ ngơi, hoa lierres trổ và sử dụng các nguồn tài nguyên nước và ánh sáng mà bản thân cây chủ không còn khai thác được : nó chia sẽ với cây chủ những nguồn trong lúc này. Dường như một sự đồng tiến hóa dài giữa lierres – cây đã dẫn đến sự phân chia không phận và tiến hành trong năm để sử dụng tối đa bởi hai cơ quan của nguồn nước, nguồn chất dinh dưởng và nguồn năng lượng mặt trời.
Trái ngược lại với ý tường thời xưa được phổ biến, dây lierres không phải là một cây ký sinh tất cả : nó không sống lệ thuộc vào cây làm giám hộ, và chúng tổ hợp gần như là loại cộng sinh hay ít nhất, cùng có lợi, bởi vì lierres có thể sống dưới đất, thậm chí nếu không đậu quả.
Lierres cung cấp nơi trú ẩn cho những loài động vật hữu ích cho cây và lierres hiện diện có khả năng đáng kể :
- khử độc không khí nạp khí benzène, một trong những hợp chất, gây ung thư và gây sự đột biến,
- thay thế chì plomb trong nhiên liệu.
Rất ít khi, lierres xâm chiếm toàn bộ cây chủ, trong khi trong thiên nhiên, loại bỏ một cây thống trị ( cây chủ yếu nhưng ít ) bởi một cây chiếm ưu thế ( cây chiếm đa số ) là một hiện tượng thông thường xảy ra.
▪ Lierres bảo vệ những cánh rừng tránh sự mất nước và những hiệu quả của những tia tử ngoại.
▪ Những lá rậm bảo vệ thân cây chủ bởi những cơn mưa mùa đông và những thiệt hại do sự đông lạnh ( trong vùng lạnh và ẫm, đông đá là một nguyên nhân đầu tiên của sự suy thoái gỗ.
Bộ phận sử dụng :
Lá tươi hoặc khô.
Hoa phơi khô, bỏ cánh hoa và tiểu nhụy.
Thành phần hóa học và dược chất :
Hợp chất chánh của cây :
▪ Saponosides triterpéniques (2,5 à 6 %) : đặc biệt
- hédérasaponine-C,
- và hédérasaponines B, D, E, F, G, H, I ;
▪ hợp chất bidesmosides khác với :
- hédéragénine,
- acide oléanolique,
- bayogénine comme aglycones ;
- monodesmosides (alpha-hédérine, hédéragénine-glucoside)
▪ Hétérosides de flavones :
- rutoside
- và kaempférol-3-rutinoside
▪ Dẫn xuất của polyacétyléniques :
- falcarinone,
- falcarinol,
- didéhydrofalcarinol
▪ những chất khác :
- stérols,
- scopoloside,
- acide chlorogénique
- và acide caféique
▪ Hợp chất chính của tinh dầu thiết yếu :
- germacrène D,
- limonène,
- sabinène,
- béta-caryophyllène,
- méthyléthylcétone,
- méthylisobutylcétone, v…v…
Đặc tính trị liệu :
▪ Người ta nghĩ rằng những chất saponosides bảo đảm sự đề kháng của thực vật chống lại những tấn công của những vi khuẩn và nấm, và một số miễn nhiễm với chất kích thích.
▪ Những saponosides cho cả hai, một cực ưa nước ( một hay nhiều chuỗi đường ) và một cực không ưa nước tan trong chất béo ( génine ), trong đó cung cấp cho tính chất hoạt động huyết áp tensio-active, thông thường là :
- chất làm hạ cholestérol,
- gây ra sự bài tiết chất nhờn
- và làm loãng những nước nhờn.
▪ Bởi những kích ứng dạ dày, những saponosides tạo ra những phản xạ phế vị vagal :
- gây buồn nôn,
- gây ra một sự gia tăng bài tiết ở phế quản,
- đồng thời giảm sức căng bề mặt của sự bài tiết
- và kích thích những hoạt động của những mao trạng của biểu mô phế quản.
▪ chất limonène là một chất đờm.
▪ long đờm expectorant,
▪ chống co thắt phế quản antispasmodique bronchique,
▪ ngăn ngừa sự co thắt phế quản với acétylcholine,
▪ đặc tính chống ký sinh antiparasitaires ( douve, amibe, trichomonas )
▪ kháng nấm antifongique,
▪ kháng khuẩn antibactérien (hédérasaponines và dẩn xuất của polyacétyléniques),
▪ thuốc an thần bởi chất falcarinol,
▪ hoạt động yết gây độc tế bào bởi những saponosides,
▪ và cũng chống nhiễm thể đột biến ( thay đổi gen của một tế bào sinh vật ) bởi những chất monodesmosides (saponosides)
▪ Lierres cũng tác dụng làm co mạch vasoconstrictive,
▪ veinotonique ( thuốc dùng để điều trị các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch ) bởi sự ức chế phân hóa tố hyaluronidase phá hủy bằng sự thủy giải acide hyaluronique
▪ glycosaminoglycane của mô kết mạc tissus conjonctifs và tán huyết hémolytique, người ta dùng trong bệnh viêm mô tổ ong ( mô dưới da ), những hợp chất saponosides là hợp chất tan trong chất béo và có một sự thấm nhập vào da rất tốt, những flavonoïdes giảm tính thấm mao mạch.
Lierre được sử dụng để :
- giảm những bệnh về đường hô hấp, đặc biệt cho viêm phế quản, cũng như trong chứng bệnh ho lẫn lộn ( ho đờm và ho bị kích ứng )
▪ Những lá lierres chứa chất saponosides ( hédéracoside C) có đặc tính :
- long đờm expectorantes,
- chống co thắt antispasmodiques
- và có chức năng hỗ trợ thúc đẩy.
▪ Ngoài ra còn có tác dụng :
- loại bỏ những chất đờm chứa trong phế quản.
▪ Những hédéracosidescũng có những chức năng :
- chống nấm antifongiques,
- kháng khuẩn antibactériennes
- và chống những ký sinh trùng antiparasitaires.
▪ Mặt khác, thuốc còn chứa những hợp chất khác như falcarinol hiện diện có hoạt động :
- kháng nầm antimycosiques,
-kháng khuẩn antimicrobiennes,
- giảm đau analgésiques
- và an thần đã được chứng minh.
► Trên phương diện sử dụng bên trong cơ thể, lierres có tác dụng để chữa trị những vấn đề của đường hô hấp :
- Cảm lạnh rhume,
- ho mãn tính toux chronique,
- viêm phế quản bronchite.
Lierres còn biết hơn nữa cho khả năng :
-  cải thiện lưu thông máu.
Người ta có thể sử dụng lá làm trà  ( phải can đảm lắm ).
Thậm chí, nếu cảm thấy lá cho tương đối tốt, nhưng hương vị của trường xuân leo cho cảm giác muốn ói phần lớn là vậy, và để lại cho chúng ta một cảm giác cay đắng trong miệng rất lâu sau khi uống….thấy như vậy là không can đảm rồi ! ! ! ! !!
► Sử dụng bên ngoài cơ thể :
- làm dịu, mềm da,
- giảm ngứa demangeaisons,
- chống viêm sưng
- và chống đau nhờ chất saponine và flavonoïdes chứa trong cây.
- chống nấm anti mycosique
- và chống ký sinh trùng anti parasitaire,
▪ Lierres giúp loại bỏ những vấn đề như :
- bệnh gọi là bánh xe của Sainte Catherine,
- ngứa gale,
- nhiễm những nấm trong âm đạo mycoses vaginales.
▪ Lierres rất có hiệu quả để :
- cải thiện tuần hoàn máu,
- và giảm những vấn đề nặng chân jambes lourdes.
▪ Rất thường dùng để chống lại :
- viêm mô dưới da cellulite
- và giúp đở trong chế độ ăn uống giảm béo,
Ngoài ra người ta còm tìm thấy trong một số chế phẩm mỹ phẩm.
Thành phần của lierres cũng giúp cho những yếu tố khác của một chế phẩm :
- được hấp thụ qua da,
- dễ dàng để làm sạch da toàn diện hơn.
▪ Sử dụng khác, ít được biết đến như :
- mụn cóc verrues,
- chóc lở impetigo,
- mụn trứng cá acnée,
- đau răng maux de dents
- và đau dây thần kinh nevralgies.
Vấn đề sử dụng, tốt nhất nên xấy khô lierres trước khi thực hiện thành chế phẩm, bởi vì những lá tươi có thể, một số trường hợp, gây ra phản ứng dị ứng.
Trong những vườn cảnh, lierres hữu ích để chống lại vời những loài ốc sên limaces, loài này sẽ chết khi tiếp xúc.
Kinh nghiệm dân gian :
● Dung dịch trích cây trường xuân leo được công nhận rộng rãi cho hành động lợi ích của nó trên :
- chống viêm phế quản inflammation des bronches,
- và ho toux.
Trường xuân leo chứa nhiều chất hóa thực vật có thể giải thích cho hiệu quả trên sự phản xạ ho, nhưng chất saponine chống co thắt, nhất là chất alpha-hédérine, hình như chúng đóng gớp một phần lớn.
● Dung dịch trích cây trường xuân leo cho thấy lợi ích cho :
- giảm ho mà không tác động đến hệ thống thần kinh trung ương như là dùng codéine.
▪ Lierres hổ trợ thúc đẩy :
- thư giản những cơ trơn thuộc hệ hô hấp.
- và gia tăng tín hiệu truyền đi bởi những thụ thể béta-adrénergiques nằm trong thanh quản  larynx và những cuống phổi lớn grosses bronches.
▪ Lierres giảm độ nhờn của dịch bài tiết, trong đó cải thiện sự hô hấp :
Những nghiên cứu trên những trẻ em bị chứng viêm phế quản hen suyễn cho thấy chiết xuất trích từ cây trường xuân leo làm gia tăng nguồn không khí trong phổi.
Trong một nghiên cứu rộng lớn, giám sát trên gần 10 000 người, 95% những người tham dự có những triệu chứng hô hấp của họ :
- được cải thiện hay biến mất sau khi được điều trị bởi chiết xuất trích từ cây trường xuân leo.
Sự sai biệt có thể dung nạp được ( dung sai ) là một hiệu ứng tuyệt vời và những tác dụng phụ tối thiểu.
Một phân tích nghiên cứu khác nhau chú trọng vào chữa trị thực vật liệu pháp cho viêm phế quản được đánh giá là dung dịch trích của trường xuân leo là hiệu quả.
Chủ trị : indications

Lierres nguyên cây (phytothérapie)

● chống co thắt mạnh trong chứng bệnh ho gà toux coqueluchoïdes
● ho gà Coqueluche,
● viêm phế quản bronchites spastiques,
● hen suyễn asthme
● và  viêm phế quản dạng hen suyễn  bronchites asthmatiformes
● thống phong goutte,
● phong thấp  rhumatismes
Chữa bên ngoài cơ thể :
- ký sinh trùng parasitoses ( rận pédiculose, ghẻ gale, chứng da sinh mủ pyodermites )
- phỏng  brûlures,
- loét ulcérations
- viêm da cellulite
● chữa trị viêm đường hô hấp, nhất là triệu chứng viêm phế quản mãn tính.
Ứng dụng :
● Tất cả những bộ phận của lierres chứa những hợp chất saponosides ( hédérine ). Những động vật thoải mái dùng những lá non, những ong mật hút nhụy hoa vào mùa thu, lierres cung cấp mật không nguy hại.
● Hoá chất trong lierres : Lierres chứa một lượng lớn chất saponines, chất này cho cây một khả năng tẩy rủa. Đồng thời cũng làm tan chất béo rất tốt. Những saponines không nguy hiểm cho thiên nhiên như là những chất hoạt hóa bề mặt tensioactifs tổng hợp.
Tuy nhiên, mặc dù lierres có thể dùng như một loại thuốc chống ho antitussive, nhưng lierres không nên tiêu thụ để ăn.
Với công dụng trên, người ta có thể dùng làm :
● sản phẩm rửa chén : đun sôi 100 g lá lierres tươi, sạch, cắt nhỏ, trong 2 lít nước khoảng 10 phút, kế ngâm 15 phút, lọc lấy nước trong. Chất lỏng thu được dùng để tẩy rửa và làm tan chất béo chén dỉa. Đoạn rửa lại bằng nước sạch.
● Dưới dạng đun ngâm infusion : cho vào nước sôi, 1 muỗng cà phê lá lierres khô nghiền nhuyễn và để ngâm trong 10 phút, trước khi lọc lấy nước trong.
Uống 1 tách, 1 hay 2 lần / ngày trong trường hợp ho hay viêm đường hô hấp.
► Thường thì ngâm lierres grimpant, trên thực tế ít được dùng, phổ biến hơn người ta dùng dùng những dược liệu đặc chế và cũng được dùng trong những thành phần trong những chế phẩm đã được tiêu chuẩn hóa thành thuốc viên, ngậm, hay sirop….trong tiệm thuốc tây.
● Cây giải trừ ô nhiễm dépolluante
Lierres cũng có đặc tính giải trừ ô nhiễm, cây thu giữ một số hợp chất có khả năng gây ra ung thư hiện diện trong không khí .


Nguyễn thanh Vân

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá