Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Cây Bưởi - Pamplemousse

Pamplemousse
Cây Bưởi
Citrus maxima (Burm.) Merr.
Rutaceae
Đại cương :
Citrus maxima là một loài của cây ăn quả, tên Pháp là pamplemoussier, thuộc họ Rutaceae. Bưởi có nguồn gốc ở Châu Á nơi mà người ta đươc biết từ 4 ngàn năm nay và được trồng để lấy trái. Bưởi được du nhập vào Barbade còn gọi là Barbados theo Anh ngữ, vào thế kỷ XVIIè bởi thuyền trưởng người Anh Shaddock. Tên của vị thuyền trưởng này đôi khi cũng được đặt tên cây ở một số nước.
Đây là một vài đánh giá thêm về sự bất thường của loại cây có trái rất lớn này đó là bưởi  'Pomelo Honey' ( Citrus maxima hay C. grandis 'Honey Pomelo').
Da bưởi rất dày, giống như tất cả các loại bưởi khác.
Điều đáng ngạc nhiên là : không đắng và ít chua hơn.
Thịt múi bưởihay nạc bưởi không ngọt nhưng lại có hương vị sắc nét .
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Pamplemoussier thân mộc nhỏ, khoảng  4,5 đến 6 m, nhưng có thể ngoại lệ có khi cao hơn  10 m, có gai ngay dài đến 7 cm, gai ở thân rộng đến 1 cm.
, không rụng, có phiến dày to, gân phụ 5 đến 6 cập màu xanh lá cây đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, kích thước 7 đến 15 cm dài, và 5 đến 8 cm rộng. Cuống lá nhiều hay ít có cánh rộng và có đốt vào phiến.
Hoa, bưởi màu trắng, rất thơm. Hoa cô độc hoặc thành chùm ngắn, trục có lông, cánh hoa trắng 4, rộng khoảng 2 đến 3,5 cm., tiểu nhụy nhiều dính nhau.
Trái, lớn hình cầu hay có chóp, 20 cm đường kính, quả bì dày, nạc trắng, nạc quanh hột trong, ngà hay hường, nhiều tép hay cơm pulpe hợp lại thành múi trong một túi màng, nhiều múi hợp lại thành ruột bưởi màu hồng, vàng, hay trắng ngà. Pulpe bọng nước cho ra một jus chua ngọt tất cả được bao bởi một lớp vỏ dày màu xanh, vàng hay hường, lớp vỏ ngoài có nhiều tuyến tinh dầu..
Bộ phận sử dụng :
Vỏ trái (cay), lá.
Thành phần hóa học và dược chất :
► Tinh dầu vỏ bưởi :
- 90% chất limonène,
▪ Các phần dể bay hơi (2-3%) bao gồm chủ yếu là thành phần chất :
- oxygénés
- và sesquiterpènes;
▪ Phần nhỏ chất sáp cire (7-8%) được thành lập của :
- C8,
- và C10 của chất aldéhydes thêm vào :
- géraniol,
- cadinène
- và một lượng ít arthranilate citral diméthyl,
- và thêm acide.
▪ Ngoài ra còn có :
- 9 coumarines
- và 0,88% 22-dihydrostigmasterol.
► Nhu mô nạc bưởi (pulpe) xấy khô và hạt chứa :
▪ β-sitosteryl-D-glucoside
▪ và β-sitostérol.
▪ Các glycoside 7 β-neohesperidosyl-4-(β-D-glucopyranosyl) naringénine tạo ra trong những múi bưởi.
▪ Feruloylputrescine tìm thấy trong nước ép jus và trong những lá.
Lá bưởi trưởng thành chứa những :
- flavonoïde,
- apigénine 7 β-rutinoside.
Những lá non chứa những chất :
- 7 β-néohespéridoside
- và 7 β-rutinoside của naringénine.
  :
- tinh dầu dể bay hơi 1,7%
- dipentène, 25%;
- linalol, 15%;
- citral, 3,5%;
- a-pinène, 0,5-1,5%;
- d-Limone, 90-92%.
► Vỏ ngoài  péricarpe :
- saccharose,
- sucre réducteur,
- acide organique.
Gồm những phần như :
Nước ép Jus :
- insuline như là một chất liệu substance,
- lycopène,
- vitamine C,
- peroxydase,
- sucre 14,3%,
- acide 1,1%,
- những chất béo 0,33%;
- cellulose 1,3%;
- chất substance azotées 1,6%
Vỏ :
- Nguyên tắc những tinh thể glycosidal có vị đắng.
- naringine 0,2 đến 1,6%;
- pectine 10%;
- peroxydase 10%.
▪ Những nghiên cứu hóa thực vật phytochimiques của giống Citrus khác chưa xác định spp. Thu được :
- naringine,
- hespéridine,
- diosmine
- và naringénine.
▪ Nghiên cứu hoá thực vật phytochimique của vỏ bưởi, người ta đã phân lập được 5 hợp chất :
- friedeline,
- b-sitostérol,
- limonine,
- cordialin B,
và một hợp chất không được báo cáo :
- Auparavant, 7 (3 ', 7', 11 ', 14'-tétraméthyl) pentadéc-2' , 6 ', 10'-trienyloxycoumarin.
► Thành phần sinh hóa Bio-chimique :
- nhiều chất bioflavonoides,
- vitamine A, E
● Dùng phương sắc ký Gaz xác định :
▪ Monoterpènes :
- limonène (91,19%),
- myrcène (1,75%),
- sabinène (0,20%),
- alpha-pinène (0,48%)
▪ Monoterpénols:
- linalol (0,25%),
- alpha-terpinéol (0,06%)
▪ Aldéhydes:
- octanal (0,13%),
- géranial (0,04%),
- décanal (0,13%),
- néral (0,03%),
- nonalal (0,02%)
▪ Sesquiterpènes:
- béta-caryophyllène (0,01%)
Đặc tính trị liệu :
► Sử dụng thuốc trong y học :
- tháo ( thoát nước ) gan drainante du foie và thận reins,
- giải độc détoxifiante
- kích thích hệ tiêu hóa stimulante digestive
- tạo bữa ăn ngon apéritive
- làm se thắt astringente,
- lợi tiểu diurétique,
- và lọc máu dépurative
- Chống lại sự rụng tóc s'oppose à la chute des cheveux
- khử trùng hiếu khí,
- bổ thần kinh tonique nerveux
- kháng sinh antiseptique,
- chất kích thích stimulant,
- chống bệnh trầm cảm anti-dépresseur,
- thuốc sát trùng désinfectant,
- tích cực hành động trên những da bị tắc nghẽn congestionnées ( do máu không lưu thông ) và nhờn grasses
● Đặc tính chủ yếu của bioflavonoïdes, vitamine A và C là khả năng:
- chống sự oxy hóa antioxydante.
▪ Những bioflavonoïdes của những hạt bưởi có tác dụng bảo vệ những tế bào của cơ thể bởi những thiệt hại do những gốc tự do. Để có được những kết quả tối đa của đặc tính chống oxy hóa, người ta phải tiêu thụ những trái bưởi có màu hồng hay đỏ.
● Những hột bưởi có hiệu quả rất tốt trong :
- chống vi khuẩn anti-microbiens.
Bưởi tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong cơ thể. Bưởi hoạt động trực tiếp trên hệ thống miễn nhiễm système immunitaire.
● Tinh dầu nguyên chất :
Một tinh dầu nguyên chất được bào chế từ những hoa bưởi được dùng để :
- vượt qua bệnh mất ngủ surmonter l'insomnie,
đồng thời xem như :
- thuốc dể tiêu stomachique
- và thuốc bổ tim tonique cardiaque.
● Pâte bào chế từ bưởi, được xem như :
- một sự hỗ trợ giúp có hiệu quả trong chữa trị những rối loạn đường tiểu .
● Trích chất của lá cho thấy :
- một hoạt động kháng sinh activité antibiotique.
► Sử dụng bên ngoài cơ thể :
▪ Pha trộn dầu bưởi với một dầu khác được dùng để :
- thư giản relaxation,
▪ Dùng thoa bóp, pha loãng trong một loại dầu thực vật, áp dụng trên chân trong trường hợp :
- mỏi cơ fatigues musculaires
- và những vấn đề của mô tổ ong viêm ( mô dưới da ) cellulite.
Olfactives Stimulant-Animal  ( Khứu giác hay mùi Olfactives có nghĩa là cho phép sự phân tích những hóa chất mùi dể bay hơi trong không khí ), nghiên cứu cho thấy rằng :
● Hít thở  inhalation dầu bưởi có thể có hiệu quả :
- kích thích mạnh, tăng hoạt độngthần kinh giao cảm cũng như huyết áp động mạch.
Sự kích thích khứu giác này với dầu bưởi cũng cho thấy một sự giảm khẩu vị ngon bữa ăn và gia tăng nhiệt độ cơ thể, được thí nghiệm ở chuột.
- Hàm lượng limonène được nghĩ rằng có trách nhiệm của hoạt động này.
Chủ trị : indications
● Bắp cơ :
- mỏi cơ fatigue,
- và cứng cơ raideur musculaire.
● Da :
- Viêm mô tổ ong dưới da  cellulite,
- giữ nước rétention d'eau,
- bệnh béo phì obésité,
- da nhờn peaux grasses,
- và tắt nghẽn congestionnées,
- Rụng tóc perte de cheveux.
● Hệ thống thần kinh :
- mệt mỏi fatigue,
- căng thẳng stress
- và lo lắng angoisses
- Phát tán trong không khí diffusion atmosphérique
Kinh nghiệm dân gian :
► Sử dụng trong y học truyền thống :
● Bưởi được dùng để chữa trị như :
▪ mệt mỏi Fatigue,
▪ mất năng lượng perte d'énergie,
▪ thiếu sức sống manque de vitalité.
▪ vết bầm tím ecchymoses,
▪ những vết thương blessures.
▪ thuốc bổ thông thường.
▪ thuốc lợi tiểu diurétique.
▪ mụn trứng cá hay những rối loạn da nhẹ.
● Sau thời kỳ mãn kinh, có sự tích mỡ ở bụng :
Sử dụng xoa bóp bằng tinh dầu thơm, những nhà nghiên cứu khảo sát và ghi nhận những hình ảnh của người phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng như đo lường lượng chất béo mỡ ở bụng.
▪ Một pha trộn dầu bưởi và những dầu khác xoa bóp trên vùng bụng  trong thời gian 6 tuần.
- những người tình nguyện tham gia thực nghiệm cũng xoa bóp với hỗn hợp dầu, .
Kết quà so sánh với một nhóm kiểm soát nhận thấy :
- nhóm xoa bóp với hỗn hợp dầu bưởi cho thấy một sự giảm vòng eo và lượng chất béo ở bụng .
● Thuốc trừ sâu Insecticide :
Dầu của vỏ trái của họ cây rutaceae họ cam quít bao gồm vỏ trái bưởi đã được thữ nghiệm chống lại với Callosobruchus maculates ( loài côn trùng cánh cứng ). Trên 4 loại trái có nguồn gốc tinh dầu thiết yếu, cho thấy tinh dầu bưởi có hiệu quả cao nhất bằng cách xông hơi  inhalation.
● Buồn nôn và ngất xỉu nausées - évanouissements :
Bóp vỏ trái bưởi để gần mũi, để cho bệnh nhân thở,
● Tắm nước bưởi thơm :
- dùng lá bưởi nấu sôi trong nước dùng để tắm.
▪ Ngâm trong nước đun sôi hoặc nấu sắc hoa dùng cho :
- những bệnh thần kinh affections nerveuses,
- ho toux,
- lở loét ulcères.
▪ Vỏ trái bưởi hoặc vỏ cây, xấy khô hay nấu sắc dùng cho :
- chứng đầy bụng, khó tiêu dyspepsie.
▪ Hạt bưởi nấu sôi trong thùng nước có thể dùng để tắm.
● Trong Himalaya, nước ép của trái bưởi được sử dụng cho :
- những bệnh ung loét ulcères,
- bệnh tiểu đường diabète,
▪ Pha trộn với tiêu đen và một ít muối, được sử dụng cho :
- bệnh sốt rét paludisme.
▪ Nước ép của bưởi với nạc pulpe của bưởi, thêm mật ong, được đua ra để :
- cải thiện trử lượng nước tiểu.
● Ở Việt Nam, theo truyền thống, người dân thường dùng tổng hợp nhiều thứ lá có tinh dầu như lá bưởi, chanh, xả ….. để xông hơi trong trường bị cảm….
Nghiên cứu :
● Những tác nhân kháng khuẩn agents antimicrobiens :
Dung dịch trích của hạt bưởi Citrus paradisi đã tìm thấy một hiệu quả chống lại vi khuẩn P. aeruginosa. Thành phần hoạt chất là naringénine.
● Chống giun sán anthelminthique :
Dung dịch trích trong alcoolique của vỏ cây Citrus decuimana cho thấy một hoạt động chống giun sán tốt, thực nghiệm trong ống nghiệm in-vitro chống lại Ascaris lumbricoides, loại giun ký sinh trong người.
● Chống oxy hóa / chống viêm anti-inflammatoire / chống đau nhức analgésique :
Nghiên cứu dung dịch trích của vỏ trái bưởi của 4 hệ thống dung môi khác nhau cho thấy một hoạt động chống oxy hoá đáng kể phụ thuộc vào liều lượng, một sự giảm sưngđau chân  đáng kể.
Chiết xuất vỏ có thể có lợi ích như chống oxy hóa thiên nhiên trong chữa trị viêm và đau nhức.
● Chống oxy hóa Antioxydant / làm sạch gốc tự do Free Radical balayage :
Nước ép của trái bưởi đỏ tươi là một nguồn chống oxy hóa rất tốt  và cho thấy một hiệu quả lớn trong những dạng nhặt rác gốc tự do khác nhau, bao gồm DPPH, anion superoxyde và gốc của chất peroxyde d'hydrogène.
● Nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả tác dụng của một số chất trong việc ngăn ngừa một số bệnh :
- bệnh về tim mạch malades cardiovasculaires,
- hoặc sự xuất hiện một số bệnh ung thư nhất định.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
▪ Thường thì xem như an toàn không có tác dụng phụ nào ghi nhận.
▪ Không nên dùng kết hợp với thuốc trong toa thuốc bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến biến dưởng quá trình trao đổi chất đầu tiên vượt qua và ảnh hưởng đến liều thuốc trị bệnh.
▪ Không nên dùng cho những phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.
Sự tương tác thuốc :
● Sự tương tác với thuốc / Sự hấp thu yếu :
▪ (A) P-glycoprotéine / Vận chuyển Anion hữu cơ Polypeptide :
Mối quan tâm được ghi nhận về sự tương tác chất thuốc trong bưởi, bởi vì nước ép bưởi có khả năng ức chế trong quá trình trao đổi chất của một vài loại thuốc. Bưởi ức chế làm yếu thành màng ruột P-glycoprotéine (P-gp).
Một hệ thống khác bị ảnh hưởng bởi bưởi là OATP, vận chuyển anions hữu cơ polypeptide; thuốc xử lý bởi hệ thống có thể bị giảm sự hấp thu.
▪ (B) Furanocoumarines / bergamottine :
Trong bưởi chứa furanocoumarines, phổ biến nhất là :
- bergamottine
- và 6'7'-dihydrobergamottin,
Tác dụng ức chế với tính cách không thể phục hồi được phân hóa tố isoenzymes của cytochrome P450 3A4 trong thành màng ruột, có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của một số loại thuốc đến 72 giờ sau khi tiêu thụ bưởi.
Dinh dưởng :
● Giá trị dinh dưởng  của Trái bưởi Citrus maxima phần ăn được :
▪ Thực phẩm :
- Trái bưởi tươi và giữ lại vỏ bưởi .
Trái tươi là nguồn :
- vitamin B, sắt Fe và calcium Ca.


Nguyễn thanh Vân


Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá